LĨNH VỰC CỦA MONT
Thực hành cuộc sống
- Chăm sóc bản thân: đánh răng, chải tóc, tự treo quần áo, mũ, cài khuy áo, thắt nơ, thắt dây giày, khâu may đồ vật, xếp khăn ăn, tự cắt đồ ăn, nghiền, rắc, tự làm một số món ăn, tự dọn bàn ăn…
- Hoạt động di chuyển đồ vật: đóng, mở đồ vật; di chuyển đồ vật bằng tay, chuyển đồ vật bằng dụng cụ (kẹp gắp, phễu, bọt biển, thìa…)
- Hoạt động chăm sóc môi trường: tưới cây, trồng cây, chăm sóc cây, cắm hoa, lau dọn và vệ sinh các giáo cụ, đánh bóng đồ vật, lau bụi giá kệ…
- Bài học lễ phép: chào hỏi, biết cảm ơn và xin lỗi, biết tôn trọng bản thân, người khác và môi trường xung quanh, biết giao tiếp và tương tác lịch sự với người lớn và bạn bè, tham gia vào các buổi tiệc trà để hình thành kĩ năng xã hội…
Giác quan
There is nothing in the intellect that is not first in the senses – Không có trí tuệ nào mà không bắt nguồn từ chính các giác quan” – Tiến sỹ, bác sĩ, nhà giáo dục Maria Montessori đã khẳng định như vậy sau cả quá trình quan sát và làm việc với trẻ. Bà cho rằng “Đôi bàn tay chính là công cụ của trí thông minh loài người” giúp khám phá thế giới và mở đường dẫn bước tới sự hiểu biết.
Thông qua các giáo cụ trực quan, sinh động như bộ hình trụ có núm, tháp hồng, cầu thang nâu, cây gậy đỏ, tủ hình học, các hộp màu… trẻ sẽ được học cách quan sát để tăng khả năng nhận biết độ to – nhỏ, kích thước dài – ngắn, dày – mỏng, rộng – hẹp, hình dáng của các vật thể và phân biệt các loại màu và độ đậm nhạt của các màu…
Sử dụng tay cảm nhận tấm xúc giác, trẻ cảm nhận độ thô ráp – nhẵn. Trẻ có thể cảm nhận được độ nóng – lạnh trên bề mặt các tấm cảm nhiệt. Hoặc nhờ tay nhấc các tấm trọng lượng, trẻ phân biệt độ nặng – nhẹ của mỗi vật thể.
Trẻ sẽ phải vận dụng tối đa năng lực thính giác và sự tập trung để lắng nghe, thẩm thấu âm thanh. Nhờ vậy, các con sẽ biết cách phân biệt âm sắc, độ to – nhỏ của âm thanh để sắp xếp và so sán
Bài học về các lọ vị giác tạo điều kiện để trẻ sử dụng lưỡi tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng có vị khác nhau như chua, ngọt, mặn. Theo đó, trẻ có thể phân biệt được các loại mùi vị cơ bản trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Bài học về các lọ khứu giác, trẻ phân biệt các mùi khác nhau: quế, hương thảo, tiêu… ngửi và phân biệt mùi hương của các loài hoa: hoa hồng, hoa nhài, hoa cúc…
Ngôn ngữ bao gồm tiếng Việt và tiếng Anh
Trẻ được khuyến khích thể hiện, bày tỏ bản thân mình bằng lời, trẻ được hướng dẫn cách nhận biết mặt chữ và tô chữ…
Toán học
Trẻ được làm quen với các biểu tượng số học thông qua nhận biết về lượng mang tính cụ thể, từ đó nhận biết các con số, các phép tính về số học (cộng, trừ, nhân, chia) đơn giản…
Văn hóa (Lịch sử, Địa lý, Khoa học, Nghệ thuật)
Trẻ được học về các đất nước, động vật, thời gian, lịch sử, âm nhạc…